Theo quan điểm phong thuỷ truyền thống về vị trí đặt bếp theo phong thủy, thì nhà bếp nên quay hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất. Cách nói này được rút ra từ quan niệm ngũ hành. Đông là mộc, Đông Nam là thuỷ, nhà bếp là nơi thường xuyên dùng hoả (lửa), dùng thuỷ (nước), đốt mộc (củi) sinh ra hoả, thuỷ có thể nhuận mộc (nước tưới cây), đều là mối quan hệ tương sinh, là kết cấu mộc hoả sáng láng, cho ta cảm giác rất thuận lợi, có thể tạo nên không khí gia đình mạnh khoẻ, hoà mục, chuyên cần.
Nhìn từ gốc độ thực dụng, ở miền Bắc Trung Quốc mùa Đông thường có gió Tây Bắc thổi tới, đặt nhà bếp quay hướng Đông hoặc Đông Nam, có thể phối hợp được hướng gió, có lợi cho củi cháy thành lửa; ngày nay từ nhiều nơi văn minh không đun bằng củi nữa, nhưng gió Tây Bắc tới, vẫn có lợi cho việc thổi đuổi hơi khói ra ngoài nhà, giúp cho không khí trong nhà ở luôn trong lành, buổi sớm nhiệt độ không khí trong nhà ở luôn trong lành, buổi sớm nhiệt độ không khí thấp, lại được hưởng ánh nắng mặt trời chiếu vào; buổi trưa khí hậu nóng nực, lại biến thành nơi máy mẻ, thực phẩm bảo quản được lâu, khó ôi thiu.
Theo phong thủy ứng dụng, nhà bếp phong thủy nếu bố trí ở các hướng khác, thường bất lợi nếu không được như ý muốn thì nên có những biện pháp bổ cứu. Ví dụ:
Phương vị nam: Ánh sáng phương vị này khá đầy đủ, mùa hè có gió nồm, nhìn bề ngoài có vẻ là một phương vị tốt, nhưng thực ra phương vị này quá sáng, dễ làm thần kinh ta chóng mệt mỏi, thần kinh suy nhược, lam thần kinh luôn căng thẳng và mắc các chứng bệnh về đường tiêu hoá. Ngoài ra, tại phương vị này do chịu ảnh hưởng bức xạ của tia nắng mặt trời, nhiệt độ dễ tăng cao, hoả khí quá nặng, thực phẩm dễ ôi thiu. Hơn nữa, mùi hôi, hơi nóng, hơi ẩm, hơi khói khi xào nấu trong bếp bị gió nồm thổi tạt từ hướng Nam sẽ xộc tràn vào khắp nhà. Chẳng may xảy ra hoả hoạn, dễ lan khắp nhàm, rất nguy hiểm. Bởi vậy, gian bếp không nên đặt ở mé (phương vị) nam của ngôi nhà. Trong ngôi nhà thành phố hiện nay, mé Nam là nơi “quý báu”, ở mé đó tốt nhất nên bố trí phòng khách hoặc ngủ.
Phương vị (mé) Tây Nam: Phương vị này vào buổi chiều dễ chịu cảnh hưởng của khí nóng “nắng quái”, lại có sự ô nhiễm của không khí, cho dù có lắp máy điều hoà nhiệt độ, thì đối với cơ thể cũng không tốt, đồng thời, việc bảo quản thực phẩm cũng không được tốt. Bởi vậy, không nên bố trí gian bếp ở mé Tây Nam ngôi nhà.
Phương vị (mé) Tây: Gian bếp là nơi thường xuyên đun nấu, thường xuyên dùng nước nên rất ẩm thấp, rửa thực phẩm gây nhiều ô nhiễm, mà mé tây bị nắng chiếu rát, thực phẩm gây nhiều ô nhiễm, mà mé tây bị nắng chiếu rát, thực phẩm bảo quản khó, chóng ôi thiu. Tuy nhiên nếu tường quay hướng tây có ốp lớp cách nhiệt tốt, lại có trang bị tủ lạnh, thì vấn đề cũng sẽ không thấy nghiêm trọng.
Phương vị (mé) Bắc: ở mé này của ngôi nhà về mùa đông khá lạnh lẽo, không có lợi cho sức khoẻ người nội trợ. Có điều trong ngôi nhà hiện đại thì về mặt vật liệu kiến trúc, thiết bị và kỹ thuật đều khá phát đạt, nên ảnh hưởng cũng không lớn. Ngoài ra, phương vị này cũng khá ẩm ướt, nên cần phải lắp đặt thêm thiết bị thải nước, khử hơi ấm. Thứ đến là bếp gas và các thiết bị dùng lửa khác, cố gắng tránh đặt tại chính giữa hướng Bắc, như vậy mới tránh được hoặc giảm thiểu được yếu tố không tốt của hướng Bắc.
Nói tóm lại, gian bếp là bộ phận rất quan trọng của thành ngôi nhà ở, tổng hợp mọi nhân tố lại để suy xét, cho thấy bố trí gian bếp ở mé (phương vị) Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà là tối ưu.
Leave a Reply