Bản thân bạn có phải là một người biết lắng nghe?

Nếu như bạn không chắc chắn về việc mình có phải là người lắng nghe giỏi hay không, hãy thử sử dụng bài test này trong cuộc nói chuyện lần sau của bạn. Hãy có những ghi nhớ trong đầu hay tốt hơn là ghi vào mảnh giấy số lần bạn ngắt lời người đối diện. Số lần càng ít thì bạn càng là người biết lắng nghe! Có thể bạn sẽ cho rằng bài test này là ngớ ngẩn nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy số lượng lần ngắt lời của bạn. Điều cuối cùng ở đây là, những người nghe tồi nhất chính là những người không nhận thức được rằng phải cải thiện.

Một trong những yếu tố quan trọng để mỗi thành viên hoạt động hiệu quả trong làm việc theo nhóm đó là phải biết lắng nghe. Bạn có nghĩ là mình có thể cải thiện được kĩ năng này không? Hãy sử dụng những phương pháp sau đây để có thể trở thành một người biết lắng nghe tốt hơn:

 

thi truong lao dong 94 Bản thân bạn có phải là một người biết lắng nghe?

  • Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng,  Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

1) Nhìn thẳng vào người đang nói với bạn: Nếu như bạn có những giao tiếp bằng mắt, người nói sẽ có cảm giác bạn rất chú tâm tới những gì họ đang nói. Nếu như một ai đó đến tận công ty của bạn để nói chuyện, hãy tạm dừng tất cả công việc để tiếp họ. Đừng vừa đánh máy hay vừa nhìn chăm chú vào màn hình vi tính vừa nói chuyện với họ, họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng.

2) Đặt ra các câu hỏi: Điều này chứng tỏ bạn đang rất quan tâm và lắng nghe những gì người đối diện nói.

3) Đừng ngắt lời: Khi bạn ngắt lời, người nói sẽ có cảm giác là bạn không hứng thú với những gì họ nói và họ rất nản chí khi nhìn thấy khả năng không thể kết thúc hoàn toàn một chi tiết nào đó. Hãy dành thời gian để lắng nghe, thư giãn và mở rộng đôi tai của bạn!

4) Đừng thay đổi chủ đề: Điều này sẽ chứng tỏ đầu óc của bạn đang ở đâu đâu vậy và bạn không hề tập trung vào những gì đang được nói do đó sẽ khiến người nói có cảm giác không được tôn trọng. Nếu như bạn thay đổi chủ đề đang nói, người nói sẽ có ấn tượng là bạn đang cố lảng tránh chủ đề chính và họ sẽ lưỡng lự khi tiếp tục đề cập nó lần nữa.

5) Biết thông cảm: Khi người khác chia sẻ thông tin với bạn, hãy đặt bản thân vào tình huống của họ. Điều này sẽ khiến cả hai cùng tìm ra giải pháp dễ dàng hơn và giúp bạn nhận ra những khía cạnh khác của bản thân mình.

6) Hưởng ứng bằng cả lời nói lẫn cử chỉ: Sử dụng một giọng nói đầy nhiệt tình sẽ chứng tỏ là bạn đang rất quan tâm tới những gì được nói. Mỉm cười cũng mang lại tác dụng tương tự. Tránh việc khoanh tay lại với nhau vì đó như là một biểu hiện bảo người nói kết thúc câu chuyện. Nếu như bạn nói chuyện với ai đang ngồi thì bạn cũng phải ngồl, việc bạn đứng họ ngồi sẽ khiến người nói cảm thấy không dễ chịu.

Nếu như bạn không chắc chắn về việc mình có phải là người lắng nghe giỏi hay không, hãy thử sử dụng bài test này trong cuộc nói chuyện lần sau của bạn. Hãy có những ghi nhớ trong đầu hay tốt hơn là ghi vào mảnh giấy số lần bạn ngắt lời người đối diện. Số lần càng ít thì bạn càng là người biết lắng nghe! Có thể bạn sẽ cho rằng bài test này là ngớ ngẩn nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy số lượng lần ngắt lời của bạn. Điều cuối cùng ở đây là, những người nghe tồi nhất chính là những người không nhận thức được rằng phải cải thiện.

Cần thêm thông tin về các cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat